Phân khúc nhà phố, biệt thự và shophouse sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn do nhu cầu ở thực rất cao. Do BĐS TP.HCM ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, vậy nên tìm đến các khu vực vùng ven cách trung tâm TP.HCM là phương án sẽ được nhiều người tính đến.
Vì sao BĐS vẫn giữ vị thế kênh đầu tư an toàn nhất?
Về kinh tế học khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới neo vào các kênh như vàng, dầu và BĐS là tất yếu. Bởi nếu mua một căn nhà với giá 1 tỷ đồng, khi lạm phát xảy ra, giá sẽ tăng lên 1,2-1,5 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia kinh tế, đối mặt với áp lực lạm, BĐS là kênh đầu tư tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn ở thời điểm hiện tại. Chỉ số lạm phát đang được dự báo có thể tăng cao trước những biến động của nền kinh tế như các gói kích cầu được tung ra, hoạt động đầu tư công đẩy mạnh, giá nguyên vật liệu và xăng dầu tăng…Đây là lý do mà không ít nhà đầu tư và chuyên gia cho rằng, khi lạm phát xảy ra, nhà đầu tư nên bỏ tiền vào bất động sản.
Theo báo cáo thị trường, trong tháng 10/2021, mức độ quan tâm đã tăng mạnh so với cùng kỳ 9/2021 ở hầu hết các loại hình. Trong đó, lượng tin rao bán bất động sản ở khu vực phía Tây – “vùng nóng” của bất động sản phía Nam tăng 186% so với tháng 9/2021.
Rõ ràng, trước những lo lắng về rủi ro lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư đã lựa chọn bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền. Nếu như trước đây, dòng tiền gửi tiết kiệm được coi là kênh trú ẩn an toàn thì nay, tiền gửi từ dân cư vào tổ chức tín dụng tiếp tục giảm trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp.
Về kinh tế học khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới neo vào các kênh như vàng, dầu và bất động sản là tất yếu.
Lạm phát đã hiện diện và làm chao đảo nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng có nguy cơ. Thông thường, nếu lạm phát thì vàng, bất động sản,… sẽ là kênh trú ẩn an toàn. Năm 2022 sẽ là năm xảy ra “sốt” ở một số phân khúc BĐS, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ hút dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo lý giải của các chuyên gia, giữa bối cảnh này, các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản. Đây là bài học đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lạm phát cả ở Việt Nam và thế giới.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng có xu hướng chậm lại trong nhiều tháng gần đây và bắt đầu chững lại từ tháng 7/2021. Tháng 8 và tháng 9 là hai tháng liên tiếp ghi nhận lượng tiền gửi giảm so với tháng liền kề, ở mức 1.000 – 1.500 tỷ đồng.
Thực tế, từ tháng 10/2021 tới nay, khi các thông tin lạm phát bắt đầu xuất hiện, lượng giao dịch bất động sản tại thị trường thứ cấp tăng mạnh, minh chứng là thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 tăng gấp đôi tháng 9. Song song đó, thị trường sơ cấp cũng sôi động không kém. Các buổi công bố sản phẩm hay giới thiệu dự án từ đầu tháng 11 đến nay đều chứng kiến lượng người quan tâm và tham dự đông kỷ lục.
Thị trường BĐS ĐBSCL vẫn là “điểm sáng” năm 2022
Liên tục nhiều năm vừa qua, ĐBSCL luôn là “thỏi nam châm” thu hút vốn FDI, các hoạt động sản xuất, dịch vụ hết sức sôi động. Vậy nên cũng dễ hiểu khi ĐBSCL thu hút đông đảo công nhân, kỹ sư và các chuyên gia đến làm việc và sinh sống, ước tính khoảng hơn 1 triệu người. Điều này khiến cho nhu cầu về các khu dân cư tiện nghi, hiện đại cũng ngày một nhiều hơn.
So với TP.HCM, quỹ đất của ĐBSCL nhiều hơn, giá đất rẻ hơn nên cũng thuận tiện hơn cho các chủ đầu tư phát triển các dự án. ĐBSCL cũng có nhiều cơ hội việc làm trong khi tiện ích dịch vụ cũng rất đầy đủ và chất lượng cao ở các lĩnh vực như giáo dục, y tế, mua sắm hay giải trí nên đã và đang là “đất hứa” cho mọi người tìm đến. Vậy nên, không chỉ căn hộ tầm trung mà ở khắp các phân khúc khác cũng có cơ hội phát triển rất lớn.
Số liệu cho thấy địa khu vực này hiện có khá nhiều dự án đang và sẽ triển khai trong thời gian tới. Do các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần được bình thường trở lại, các chủ đầu tư cũng rất tích cực hoàn thiện dự án và mở bán.
ĐBSCL luôn là “thỏi nam châm” thu hút vốn FDI, các hoạt động sản xuất, dịch vụ hết sức sôi động.
Sức cầu tại ĐBSCL vẫn cao và nguồn cung cũng sẽ ở mức vừa đủ để đáp ứng được nhu cầu từ người mua. Khách hàng sẽ được hưởng lợi từ nhiều chính sách ưu đãi từ các chủ đầu tư và mức lãi suất thấp từ các ngân hàng. Hiện tại, giá nhà ở trung bình tại các khu vực này cũng chỉ bằng khoảng một nửa so với tại TP.HCM nên càng thôi thúc người có nhu cầu ở thực tìm kiếm các dự án phù hợp hơn.
Khi dòng tiền chảy vào các kênh có khả năng sinh lời cao như BĐS thì việc biến động về giá cũng là điều dễ hiểu. Việc tìm kiếm sản phẩm BĐS như căn hộ, đất nền có giá tầm trung dao động từ 1-2 tỉ đồng tại khu vực giáp ranh TP.HCM là khá khan hiến ở thời điểm này.
Trong môi trường lạm phát tăng thì mức độ phục hồi – sốt của từng phân khúc rất khác nhau. Với phân khúc nhà phố, năm qua phục hồi khá nhanh. Phân khúc này có tỉ lệ giao dịch thành công khá cao và tỉ lệ người sử dụng cuối cùng khá lớn. Dự báo đây sẽ là phân khúc sôi động nhất năm 2022. Giá phân khúc này cũng sẽ có xu hướng tăng mạnh trong năm nay.
Sức cầu tại ĐBSCL vẫn cao và nguồn cung cũng sẽ ở mức vừa đủ để đáp ứng được nhu cầu từ người mua.
Tiếp đó là phân khúc biệt thự liền kề, shophouse và biệt thự độc lập cũng đang phục hồi khá nhanh, mức giá và tỉ lệ giao dịch thành công tăng chậm hơn phân khúc nhà phố song đà tăng vẫn khả quan do nguồn cung khan hiếm. Người mua loại BĐS thuộc phân khúc này chủ yếu với mục đích đầu tư kiếm lời, hoặc để dành tài sản, số người mua để sử dụng cuối cùng khá khiêm tốn.
Quả thực, nếu nói đến phân khúc căn hộ giá mềm thì hiện tại TP.HCM gần như tuyệt chủng. Thời gian qua, Long An vẫn là điểm sáng về nguồn cung dòng sản phẩm này. Mặc dù, để tìm kiếm căn hộ giá tầm 1.3-2 tỉ đồng/căn tại khu vực này cũng không còn dễ dàng như trước, trước bối cảnh giá cả tăng chung trên thị trường.
Thị trường khu vực TP Trà Vinh đang có nguồn cung sản phẩm nhà ở đáp ứng cho nhu cầu của người mua để ở cũng như tích luỹ tài sản đầu tư. So với các khu vực khác, mặt bằng giá nhà ở tại thị trường Trà Vinh vẫn còn thấp hơn hẳn. Thậm chí có những dự án được chủ đầu tư xây dựng mức giá rất tốt, đơn cử như dự án TNR Amaluna. Với mức giá tốt như vậy người trẻ có thể tính toán để sở hữu nhà ở trong giai đoạn hiện nay.
Dự án Khu đô thị TNR Amaluna – Trà Vinh.
Điều đó cho thấy, giá nhà ở tại các trung tâm thành phố lớn không còn rẻ. Như vậy, nguồn cung căn hộ đưa ra thị trường trong thời gian tới có vị trí đẹp không còn mức giá thấp.
Ghi nhận cho thấy, cuộc đua về giá trên thị trường căn hộ trong năm 2021 khá khốc liệt. Hầu hết các dự án đã chạm ngưỡng trên 40 triệu đồng/m2 (chưa tính VAT). Trong khi đó, các dự án có khung giá từ 26-31 triệu đồng/m2 trở thành “hàng hiếm” khó tìm ở thị trường.
Các dự án căn hộ trong mức giá tầm trung đang được thị trường hấp thụ khá tốt; mức giá dự báo sẽ biến động tăng trong thời gian tới khi mà nhu cầu ở thực ngày càng tăng cao.
Giá mặt bằng nhà ở tại TP.HCM đã ở mức rất cao và còn tiếp đà tăng. Vậy nên, ước mơ tìm được căn hộ tầm trung là khá khó khăn và nhiều người quyết định hướng đến các tỉnh vùng ven, trong đó có các tỉnh khu vực phía Tây.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN THÔNG TIN CHI TIẾT, BẢNG GIÁ & ĐI XEM DỰ ÁN
HOTLINE: 0704.898.666