Hạ tầng giao thông là một trong những vấn đề thiết yếu mà nhà nước Việt Nam cần cải thiện để có thể thúc đẩy kinh tế phát triển một cách bền vững hơn. Theo đề xuất, từ nay đến năm 2030 sẽ có 42 tuyến cao tốc trên toàn quốc được đề xuất quy hoạch với tổng vốn khoảng 825.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT đang hoàn thiện dự thảo quy hoạch đường bộ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, giai đoạn từ 2021 – 2030, có 42 tuyến cao tốc được quy hoạch để đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến gần 825 nghìn tỷ đồng.
Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, 31 tuyến cao tốc được đưa vào quy hoạch với tổng mức đầu tư dự kiến là 483.848 tỷ đồng, gồm 14 dự án thành phần còn lại trên tuyến Bắc Nam phía đông là:
Bộ GTVT đẩy mạnh giải ngân các dự án – tuyến đường giao thông
Cửa khẩu Hữu Nghị – TP. Lạng Sơn, Hàm Nghi – Vũng Áng (Hà Tĩnh), Bãi Vọt – Hàm Nghi (Hà Tĩnh), Hòa Liên – Túy Loan (Đà Nẵng), Vạn Ninh – Cam Lộ (Quảng Trị), Vũng Áng – Bùng (Quảng Bình), Bùng – Vạn Ninh (Quảng Bình), Quy Nhơn – Tuy Hòa (Phú Yên), Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (Bình Định), Vân Phong – Nha Trang (Khánh Hòa), Tuy Hòa – Vân Phong (Khánh Hòa), Cần Thơ – Bạc Liêu, Bạc Liêu – Cà Mau, TP.HCM – Long Thành.
Những dự án này sẽ kết nối với hơn 10 dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai, hình thành tuyến đường thông suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau.
Ở phía Bắc, 5 tuyến cao tốc được quy hoạch gồm: Hòa Bình – Mộc Châu, Chợ Mới – Bắc Kạn, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Tuyên Quang – Phú Thọ, Nội Bài – Lào Cai kết nối đến TP. Hà Giang.
Ở miền Trung và Tây Nguyên, 3 dự án mới gồm: Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương.
Long An và TP.HCM phối hợp đầu tư 7 tuyến đường giao thông trọng điểm
Ở miền Nam có các tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu, TP.HCM – Mộc Bài, TP.HCM – Chơn Thành, Tân Vạn – Nhân Trạch, Bình Chuẩn – Bến Lức, Chơn Thành – Đức Hòa, Mỹ An – Cao Lãnh, An Hữu – Cao Lãnh, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.
Trong giai đoạn 2026-2030, có 11 tuyến cao tốc khác được đề xuất đầu tư. Tổng mức đầu tư của các dự án cao tốc trong giai đoạn này vào khoảng 340.620 tỷ đồng.
Trong 11 tuyến, khu vực phía Bắc có 4 tuyến: Mộc Châu – Sơn La, vành đai 4 – Hà Nội, vành đai 5 – Hà Nội, Phú Thọ – Chợ Bến.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 3 tuyến: Vinh – Thanh Thủy, Quy Nhơn – Pleiku, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.
Khu vực phía Nam có 4 tuyến: Hồng Ngự – Trà Vinh, vành đai 4 TP.HCM, Gò Dầu – Xa Mát, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.
Miền Tây Nam Bộ phát triển mạnh nhờ hạ tầng giao thông nâng cao
Theo dự thảo, tính đến năm 2030 sẽ có 5.000km đường cao tốc trên cả nước được đưa vào khai thác. Trong đó có 2.542km được đầu tư đến năm 2025 và đến năm 2030 sẽ xây mới 1.339km.
Với những thông tin trên, có thể nói 42 tuyến đường cao tốc này sau khi hoàn thiện sẽ giúp kinh tế Việt Nam mở ra một diện mạo mới. Khi ấy, hạ tầng giao thông trở nên thông thoáng hơn. Các hoạt động giao thương – kinh tế vùng sẽ được đẩy mạnh, đời sống người dân sẽ ngày càng được nâng cao.
Đồng thời, với những thông tin về các tuyến đường cao tốc này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong khu vực. Chắc chắn rằng, những sản phẩm bất động sản nơi có những tuyến đường cao tốc sẽ có những mức giá cực kỳ hấp dẫn & sẽ ngày càng tăng cao. Đây sẽ là một trong những thông tin vàng cho các nhà đầu tư bất động sản hiện nay.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN THÔNG TIN CHI TIẾT, BẢNG GIÁ & ĐI XEM DỰ ÁN
HOTLINE: 0704.898.666